Vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh giúp tai bé luôn sạch sẽ, giảm nguy cơ nhiễm trùng và đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Tuy nhiên, không phải ba mẹ nào cũng biết cách thực hiện đúng. Vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh sai cách có thể khiến con bị đau, viêm tai và ảnh hưởng đến khả năng nghe của bé.
Bài viết dưới đây sẽ mách mẹ cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh an toàn và đúng cách theo lời khuyên từ các chuyên gia sức khỏe hàng đầu.
Tham khảo các sản phẩm vệ sinh cho bé tại Mothercare
Có nên vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh không?
Nhiều mẹ cho rằng ráy tai là chất bẩn, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến chức năng của tai. Nhưng thực tế không phải vậy, ráy tai chính là “lá chắn” bảo vệ tai bé khỏi các tác nhân bên ngoài như bụi bặm, vi khuẩn, thậm chí là các côn trùng nhỏ, nhờ đó giúp bảo vệ tai bé khỏi nhiễm trùng.
Ngoài ra ráy tai còn có tác dụng hạn chế tình trạng nước tràn vào tai làm ảnh hưởng đến thính giác của bé. Cùng với đó là khả năng giữ độ ẩm và bôi trơn bên trong lòng ống tai khiến bé luôn trong trạng thái thoải mái nhất. Do đó, ba mẹ không cần lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh quá thường xuyên bởi sẽ làm mất đi yếu tố bảo vệ tai khỏi nhiễm trùng.
Như vậy vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh không có nghĩa là mẹ phải làm sạch toàn bộ ống tai. Cách làm đúng sẽ là dùng những vật dụng mềm mại, thấm hút tốt để lau sạch phần vành tai và xung quanh ống tai thôi mẹ nhé.
Mẹ không cần lấy ráy tai quá thường xuyên cho trẻ sơ sinh
Những trường hợp nên vệ sinh tai cho trẻ
Với thông tin kể trên, ba mẹ không nhất thiết lấy ráy tay cho bé quá thường xuyên nếu lượng ráy tai ít. Theo các chuyên gia, ba mẹ chỉ nên lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh trong hai trường hợp sau:
- Ráy tai đã tích tụ quá nhiều trong tai bé: Khi ráy tai khô, vón cục, không tự thoát ra ngoài được, mẹ nên vệ sinh tai cho bé bằng một chiếc khăn bông mỏng mềm và thấm nhẹ xung quanh vành tai. Tiếp đó xoắn nhẹ một góc của chiếc khăn, từ từ đưa sâu vào bên trong tai và tiếp tục xoắn lại. Ráy tai sẽ theo đường xoắn của khăn bông và dễ dàng được lấy ra.
- Ráy tai gây tắc nghẽn hoàn toàn ống tai ngoài: Điều này gây giảm thính giác ở trẻ và khiến bé khó chịu, quấy khóc. Khi đó, mẹ bắt buộc phải lấy ráy tai cho trẻ vì nếu để lâu, thính lực của bé có khả năng cao bị suy giảm. Đặc biệt khi bé tắm, nút ráy tai gặp nước sẽ trương to lên, che lấp toàn bộ màng nhĩ làm trẻ mất tạm thời khả năng nghe.
Cách vệ sinh tai trẻ sơ sinh bằng khăn sữa mềm
Đối với trẻ sơ sinh, cách tốt nhất để giữ cho tai bé sạch sẽ là hãy lau ở phía ngoài tai bé bằng khăn sữa mềm khi bé thức dậy buổi sáng và sau khi tắm. Hãy đảm bảo khăn thấm hút tốt và được làm ấm để nhẹ nhàng và nhẹ dịu nhất cho con.
Với các mảng ráy tai nằm ở miệng ống tai, mẹ có thể dùng khăn khều nhẹ để làm sạch. Mẹ cũng có thể làm ẩm nhẹ chiếc khăn để dễ dàng lau sạch tai cho con.
Ngoài ra mẹ nên lưu ý giữ tai bé luôn khô ráo bằng cách lấy khăn khô lau tai cho con sau khi bé tắm, mẹ tránh để nước vào trong tai con bởi điều này có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng, hăm tai, viêm tai,… ở trẻ nếu tai không được làm khô kịp thời.
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách tắm cho trẻ sơ sinh và các lưu ý quan trọngKhông dùng tăm bông trẻ em để ngoáy tai
Mẹ thường có thói quen sử dụng tăm bông để lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, như thế không an toàn cho bé đâu mẹ nhé!
Bởi vùng da bên trong tai trẻ sơ sinh đặc biệt mỏng manh và nhạy cảm, chỉ cần tăm bông hơi cứng hoặc mẹ lỡ hơi mạnh tay cũng có thể khiến bé bị đau. Thậm chí, nếu tăm bông bị đưa vào quá sâu trong tai, bé có nguy cơ bị thủng màng nhĩ. Do đó, mẹ chỉ nên sử dụng tăm bông mềm mại để làm sạch và làm khô tai ngoài của bé thôi nhé.
Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên sử dụng những dụng cụ vệ sinh tai có đầu nhọn hoặc bằng kim loại sẽ dễ gây nguy hại cho con.
Tránh sử dụng các dụng cụ khô, cứng để lấy ráy tai cho trẻ
Mẹo làm mềm ráy tai của bé bằng nước muối sinh lý hay dầu ô-liu
Trong trường hợp ráy tai của con khô và không tự bong ra, mẹ có thể dùng nước muối sinh lý hoặc dầu ô-liu để làm mềm ráy tai trước khi lau bằng khăn. Để bé nằm nghiêng một bên, nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào tai bé, ngày nhỏ vài lần cho tới khi ráy tai mềm và tự bong ra ngoài. Sau đó, dùng khăn khô lau sạch dịch thừa chảy ra ngoài và dùng tăm bông vô khuẩn mềm để thấm hút dịch ra bên ngoài tai, khều các mẩu ráy tai đã trôi ra ngoài ống tai.
Cẩn thận khi dùng thuốc
Hiện nay, nhiều nhà thuốc có bán nhiều bộ sản phẩm vệ sinh tai gồm nước nhỏ tai và dụng cụ lấy ráy tai cho bé. Tuy nhiên, nếu không có sự chỉ định từ bác sĩ, mẹ không nên tự ý mua và sử dụng cho trẻ sơ sinh.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ khi cần thiết
Trong trường hợp ráy tai có quá nhiều hoặc cứng, không tự bong ra, mẹ nên đưa con đến bác sĩ chuyên khoa để được vệ sinh tai an toàn và đúng cách mẹ nhé!
Hy vọng các kiến thức được chia sẻ trên đây tại Mothercare sẽ giúp mẹ có thêm hành trang để chăm sóc trẻ sơ sinh bài bản và dễ dàng hơn. Mothercare luôn đồng hành cùng các gia đình trong quá trình nuôi con khôn lớn!