Cho con bú an toàn, đúng cách là điều không hề đơn giản đối với các mẹ trẻ, mẹ cần học hỏi nhiều phương pháp và thực hành đúng khoa học. Khớp ngậm đúng là một điểm mấu chốt trong việc cho con bú đúng, tránh tình trạng bé sặc sữa mẹ.
Vậy làm thế nào để con có khớp ngậm đúng? Dưới đây Mothercare chia sẻ một số bí quyết, cùng thực hiện mẹ nhé!
Xem thêm: Hướng dẫn mẹ cho con bú đúng cách và những lưu ý phải thuộc nằm lòngBé bú đúng khớp ngậm là gì? Cách nhận biết
Bú đúng khớp ngậm là một thuật ngữ chỉ cách bú đúng của trẻ được các chuyên gia khuyến cáo để con bú được lượng sữa cần mà không bị sặc hay làm đau mẹ trong lúc bú. Để xác định bé bú đúng khớp ngậm mẹ cần quan sát cả tư thế bú, vị trí môi dưới, môi trên, cằm, lưỡi.
Mẹ có thể nhận biết con có khớp ngậm đúng hay không qua các dấu hiệu bên ngoài như bé há to miệng, hai môi trề, cằm chạm ngực mẹ và mũi nở. Miệng của con ngậm gần hết quầng vú chứ không chỉ ngậm mỗi đầu đi và bé ngậm quầng vú dưới nhiều hơn quầng vú trên.
Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể trực tiếp cảm nhận được khi thấy bé hút có lực mạnh, nút nhanh ngay lúc đầu, sau đó khi có sữa bé nút, nuốt, thở, thỉnh thoảng nghỉ vài phút rồi lại nút tiếp, lưỡi le ra phủ lên nướu của hàm dưới và dùng lưỡi để ép sữa chứ không dùng lợi để cắn.
Bú đúng khớp ngậm giúp con bú được lượng sữa cần mà không bị sặc hay làm đau mẹ
Hậu quả của việc bé bú sai khớp ngậm
Mẹ bị đau đầu ti, nứt cổ gà: Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị nứt cổ gà nhưng 90% là do bé bú sai khớp ngậm. Khi đó, bé sẽ gần như chỉ ngậm đầu ti mẹ, một số bé còn có thói quen nhai hoặc cắn đầu ti khiến đầu ti mẹ bị tổn thương.
Xem thêm: Mách mẹ 6 cách hiệu quả để giảm đau đầu ti khi cho con búMẹ bị tắc tia sữa, viêm tuyến vú: Khi bú không đúng khớp ngậm, bé gần như không hút được sữa và cơ thể mẹ sẽ nhận biết, điều chỉnh để giảm tiết sữa, giúp phòng tránh tình trạng tắc tia sữa. Nhưng trong nhiều trường hợp, khi cơ thể chưa kịp điều chỉnh để giảm tiết sữa, thì lượng sữa vẫn tiếp tục được sản xuất nhưng không được đẩy ra ngoài. Lượng sữa đó sẽ ứ đọng bên trong các ống dẫn sữa và lâu ngày sẽ sinh ra tình trạng viêm, lúc này tắc tia sẽ trở thành viêm tuyến vú.
Bé bú lắt nhắt: Ngậm sai khớp sẽ khiến bé nhận được lượng sữa ít, không đủ no. Đây chính là nguyên nhân khiến bé bú lắt nhắt. Bên cạnh đó lượng sữa, bé sẽ không kiên nhẫn để bú được đủ thời gian và hậu quả là bé chỉ bú được vài phút sau đó dừng lại.
Các bước giúp con có khớp ngậm đúng
- Mẹ chọn tư thế nằm hoặc ngồi thoải mái nhất, sau đó đặt bé áp sát vào người mẹ sao cho đầu và người của bé nằm trên một đường thẳng. Mặt của bé quay vào bầu vú, mũi bé đối diện với núm vú. - Lau đầu ti mẹ bằng khăn sữa mềm và nước sạch. - Đưa ti mẹ chạm nhẹ môi trên của bé, nếu sẵn sàng để bú, bé sẽ há miệng rộng, lúc này mẹ hãy chú ý lưỡi bé lè dài ra phía trước. Nếu bé không mở miệng lớn và không lè lưỡi dài ra, mẹ để đầu ti chạm đầu mũi bé, bé sẽ cố mở miệng rộng, mẹ dùng đầu ngón tay trêu đầu lưỡi bé, để bé thè lưỡi dài ra. - Một bàn tay mẹ đỡ cổ bé, để đầu bé ngửa ra thoải mái, cằm bé tựa bầu dưới của vú mẹ. - Bàn tay kia tạo thành chữ C, ngón tay cái ấn nhẹ phía trên để hướng đỉnh ti lên phía môi trên của bé. - Đặt môi dưới của bé vào mép dưới của quầng vú (khoảng 1.5cm từ chân ti) cho bé bắt đầu ngậm từ môi dưới. - Đỉnh đầu ti lọt qua môi trên vào miệng bé, bé sẽ tự động ngậm được sâu và chắc.
Mẹ nên tập cho bé bú đúng khớp ngậm ngay khi còn nhỏ
Hy vọng với hướng dẫn cho con bú đúng khớp ngậm trên đây đẽ cho mẹ đầy đủ kiến thức để có thể nuôi con bằng sữa mẹ - nguồn dinh dưỡng quý giá cho trẻ nhỏ những năm tháng đầu đời.