Đau đầu ti khi cho con bú là tình trạng phổ biến mà các mẹ thường gặp. Điều này thường khiến nhiều chị em phụ nữ cảm thấy đau nhức, khó chịu, thậm chí cơn đau núm vú có thể trở nên dữ dội hơn, ngăn khả năng sản xuất sữa mẹ, khiến lượng sữa bị giảm sút.
Vậy làm thế nào để giảm đau núm vú khi cho con bú? Mothercare mách mẹ các mẹo dưới đây nhé!
Xem thêm: Để có nguồn sữa mát lành cho con, mẹ cho con bú nên ăn và kiêng gì?1. Cho bé ngậm, bắt đầu núm vú đúng cách
Nếu chỉ ngậm đầu núm vú, bé sẽ cố gắng lấy sữa mẹ bằng cách dùng lợi nghiến nhẹ phần đầu vú kèm theo hành động mút mạnh, từ đó gây đau núm vú. Tuy nhiên, điều đó làm bé yêu không nhận được nhiều sữa từ mẹ nên đói và khó chịu.
Do đó, hãy tập cho con ngậm núm vú đúng từ đầu mẹ nhé! Mẹ cho bé ngậm toàn bộ đầu vú cũng như quầng vú, núm vú nên ở sâu bên trong miệng trẻ. Đây là một trong những cách hiệu quả giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng đau đầu ti khi cho con bú.
2. Cho con bú đúng tư thế
Tư thế cho bú tốt sẽ tạo cảm giác thoải mái cho cả mẹ và bé, đồng thời khuyến khích trẻ ngậm được trọn vẹn núm và quầng vú của mẹ. Các bác sĩ khuyên mẹ nên sử dụng gối lót dưới lưng trẻ để hỗ trợ đặt bé ngang tầm với vú.
Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể luân phiên thay đổi hai bên vú. Khi bạn cho con bú cùng một vị trí, miệng của bé luôn gây áp lực lên cùng núm vú nên dễ gây đau. Tuy nhiên, nếu bạn thay đổi luân phiên hai bên vú có thể giúp ngăn ngừa tình trạng đầu núm vú bị cọ xát nhiều lần mỗi khi con mút sữa.
Xem thêm: Hướng dẫn mẹ cho con bú đúng cách và những lưu ý phải thuộc nằm lòng3. Cho con bú mỗi 2 – 3 giờ
Dạ dày của trẻ sơ sinh đều rất nhỏ và có thể tiêu hóa sữa mẹ nhanh chóng. Do đó, bé con sẽ có xu hướng đòi ăn thường xuyên, khi đó mẹ nên cho bé bú ngay. Nếu mẹ càng trì hoãn thì bé càng đói và dùng nhiều sức lực để có thể hút thật nhiều sữa. Từ đó, đầu ngực phải chịu nhiều áp lực nên dẫn đến đau nhức.
Thêm vào đó, nếu giữ sữa quá lâu trong người thì sẽ dẫn đến tình trạng đau bầu sữa khi cho con bú càng khiến bé khó hút sữa hơn. Vì thế, tốt nhất mẹ nên cho con bú ít nhất mỗi 2-3 giờ và đừng để bé quá đói mới cho bú mẹ nhé!
Cho con bú theo giờ cố định cũng là một cách giảm đau ngực khi cho con bú
Nếu sữa tiết ra quá nhiều và trẻ không thể bú hết, mẹ có thể tìm cách hút và trữ sữa để giảm áp lực gây căng tức khó chịu.4. Thay áo ngực, miếng lót thấm sữa thường xuyên
Mẹ cho con bú hãy hãy cố gắng thay áo ngực, miếng lót ngực thường xuyên, tránh để áo ngực ẩm ướt hoặc bẩn. Dù mẹ sử dụng miếng lót dùng một lần hay loại có thể tái sử dụng thì cũng nên thường xuyên thay miếng mới. Bởi nếu để miếng lót hay áo ngực ẩm ướt trong thời gian lâu có thể tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, gây hại cho vú như nứt đầu vú, đau núm vú hay nhiễm trùng vú.
Nếu không cần thiết, mẹ có thể không mặc áo ngực để bầu ngực được thông thoáng.
5. Chăm sóc vùng ngực và núm vú để giảm đau đầu ti khi cho con bú
Khi vệ sinh vú, mẹ nên rửa bằng nước ấm, không nên dùng xà phòng chà sát kỹ vì có thể làm da khô, kích ứng, nứt đầu vú.
Nếu bé mắc bệnh tưa miệng hay có hạt nấm trong miệng thì nó sẽ lây sang núm vú mẹ. Mẹ có thể nhận biết bằng dấu hiệu ngứa, mẩn đỏ, đau núm vú, nhức đầu ti dẫn đến đau bầu vú trong hoặc sau khi cho con bú. Khi đó mẹ nên gặp bác sĩ ngay để có giải pháp chữa trị kịp thời.
Chăm sóc và giữ ngực mẹ luôn thông thoáng, sạch sẽ
6. Cẩn thận khi tách con khỏi bầu ngực
Mẹ không nên kéo con rời khỏi đầu vú quá đột ngột vì điều này sẽ khiến núm vú mẹ bị tổn thương, gây đau núm vú. Do đó, hãy tách con ra nhẹ nhàng bằng cách đặt ngón tay vào khóe miệng của bé để miệng bé mở ra. Sau đó, di chuyển ngón tay vào bên trong miệng, chèn lên trên núm vú để đưa núm vú ra ngoài, tránh bị bé nghiến vú.
Hy vọng những chia sẻ kể từ Mothercare sẽ giúp mẹ tránh khỏi tình trạng đau nhức núm vú hiệu quả nhé!