Trẻ sơ sinh khóc đêm là tình trạng rất phổ biến. Đây có thể là một dấu hiệu sinh lý bình thường, tuy nhiên, nếu việc khóc đêm kéo dài, ba mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân, cách khắc phục bởi nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
1. Trẻ sơ sinh khóc đêm khi nào là bình thường?
Trong những tháng đầu đời, trẻ sơ sinh quấy khóc đêm khiến cho ba mẹ lo lắng. Tuy nhiên, việc em bé khóc trong giai đoạn này được coi là bình thường bởi trẻ cảm thấy lạ lẫm với thế giới xung quanh và đang dần làm quen với môi trường ngoài bụng mẹ.
Tình trạng bé quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc sẽ giảm dần khi trẻ được 4 tháng tuổi trở lên. Lý do là em bé đã thích nghi được với môi trường và ba mẹ đã nắm được những thói quen của em bé nên việc chăm sóc sẽ tốt hơn.
Trẻ sơ sinh khóc đêm được coi là bình thường khi không đi kèm với các biểu hiện khác như hay giật mình, ngủ ngáy, hoảng sợ và khóc thét,...
2. Trẻ sơ sinh khóc đêm khi nào là bất thường?
Ngược lại, với những trẻ hay khóc đêm bất thường và có đi kèm với một số những biểu hiện như: thường giật mình, ngủ ngáy, hoảng sợ và hay khóc thét,... Nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên và kéo dài thì có thể ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của trẻ. Một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khóc đêm bất thường như:
2.1. Hệ thần kinh chưa hoàn thiện
Hệ thần kinh ở trẻ sơ sinh đang phát triển và chưa hoàn thiện, khả năng ức chế còn kém. Do đó, nếu ban ngày bé có những hoạt động, vui đùa quá sức làm cho não bộ trẻ vẫn còn đang trong trạng thái hưng phấn làm cho trẻ đột nhiên quấy khóc khi đang ngủ.
Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên giật mình khi đang ngủ cũng có thể là biểu hiện của một loạt bất thường về cấu trúc hay chức năng của não bộ. Khi đó, ba mẹ cần đưa em bé đến cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất.
2.2. Bé bị các bệnh về đường tiêu hóa
Một số bệnh về đường tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, co thắt vùng bụng,... sẽ khiến trẻ quấy khóc nhiều hơn. Đi kèm với khóc là trẻ trằn trọc, khó chịu hay khóc to hơn khi chạm vào vùng bụng, trẻ co rút người.
Các bệnh về đường tiêu hóa khiến bé khó chịu và thường khóc đêm
Hệ tiêu hóa của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, nguồn dinh dưỡng chủ yếu là từ sữa mẹ. Do đó, khẩu phần ăn của mẹ có nhiều loại thực phẩm như trứng, sữa, lúa mì, các loại ngũ cốc,... có thể khiến trẻ bị đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Nếu sau khi bú, trẻ có các triệu chứng như nôn ọe, tiêu chảy, không chịu bú thì mẹ nên chú ý thay đổi khẩu phần ăn hay thay đổi sữa đối với trẻ đang uống sữa công thức.
2.3. Bé bị còi xương
Bệnh còi xương thường làm cho trẻ mệt mỏi, khó chịu và bé quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc trong thời gian dài. Trường hợp này thường đi kèm một số dấu hiệu như: chậm mọc răng, rụng tóc hình vành khăn và hay ra mồ hôi trộm.
Nguyên nhân rất có thể do chế độ dinh dưỡng của trẻ không được đảm bảo, thiếu canxi hoặc bé được chăm sóc trong phòng quá kín, thiếu vitamin D.
2.4. Bé mọc răng, da dị ứng
Các trường hợp trẻ mọc răng, bị loét miệng, da bị dị ứng,... cũng có thể khiến trẻ sơ sinh hay khóc đêm. Da trẻ em rất dễ phản ứng với các tiếp xúc bên ngoài, do đó mẹ cần phải thường xuyên kiểm tra xem bé khóc có phải do các vấn đề trên da hay không, nhất là sau khi trẻ tiếp xúc với người lạ hoặc khi thay tã mới.
3. Ba mẹ nên làm gì khi bé quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc?
Trẻ sơ sinh quấy khóc đêm không chịu ngủ sẽ dẫn đến chậm phát triển về trí tuệ, cân nặng và chiều cao, ức chế hệ thống miễn dịch và tiêu hóa của trẻ. Để hạn chế hiện tượng này, ba mẹ cần lưu ý:
3.1. Vỗ về, an ủi bé
Mỗi khi con khóc to, mẹ nên ôm bé vào lòng hay đặt bé nằm cạnh mẹ để bé được cảm nhận nhịp tim và hơi ấm từ mẹ, để trẻ ngửi thấy mùi cơ thể mẹ, tạo cảm giác an toàn cho trẻ.
Ôm ấp, vỗ về để bé có cảm giác an toàn hơn
Mẹ có thể nhẹ nhàng hát ru bằng những bài hát ru hoặc cho bé nghe các bản nhạc dịu dàng. Nếu thấy bé khó ngủ, ba mẹ có thể massage, xoa bóp nhẹ nhàng toàn thân và vùng bụng cho em bé bằng các loại tinh dầu thảo mộc...
3.2. Tránh hoạt động quá sức
Tránh cho bé sơ sinh hoạt động vui đùa quá mức hoặc nói to, ồn ào khiến trẻ giật mình, quấy khóc.
3.3. Bổ sung vitamin D, canxi
Bổ sung vitamin D, canxi cho bé để tránh còi xương suy dinh dưỡng bằng cách không để em bé nằm trong phòng quá kín và thiếu ánh sáng.
Nguồn dinh dưỡng của trẻ sơ sinh có được hoàn toàn từ sữa mẹ. Do đó, mẹ nên ăn uống đầy đủ chất, bổ sung đầy đủ các loại dinh dưỡng. Bởi khi mẹ không đủ chất dinh dưỡng sẽ khiến trẻ thiếu chất, đặc biệt là thiếu canxi, làm ảnh hưởng đến cả về thể chất và tinh thần của trẻ.
3.4. Sắp xếp không gian ngủ yên tĩnh, sạch sẽ
Ba mẹ nên lưu ý các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến giấc ngủ của con như ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn. Sắp xếp cho bé một không gian ngủ yên tĩnh, thoải mái, nhiệt độ phòng nên vào khoảng 28 độ C. Ba mẹ cần hạn chế tối đa tiếng ồn vì chúng làm trẻ ngủ không sâu và hay thức giấc.
Giặt giũ chăn nệm trẻ thường xuyên để bé không bị ngứa ngáy, khó chịu. Chọn cho bé các loại gối ngủ có chiều cao vừa phải với cơ thể con, nâng đỡ nhẹ nhàng cổ gáy, giúp bé nằm êm và không bị mỏi.
Tham khảo các sản phẩm nội thất phòng ngủ cho bé cao cấp tại Mothercare
3.5. Giữ cơ thể bé khô thoáng, thoải mái
Ba mẹ nên kiểm tra và thay tã cho ngày con thường xuyên, không nên để tã quá ẩm ướt gây ngứa ngáy khó chịu. Cho con mặc quần áo ngủ thoáng mát, mềm mại, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Tránh các trang phục ngủ gây nóng hay cấn vướng khó chịu. Ba mẹ cũng không nên đắp quá nhiều chăn cho bé để tránh toát mồ hôi dễ bị cảm lạnh.
Tham khảo quần áo sơ sinh ở nhà tại Mothercare
Quần áo thoải mái, khô thoáng giúp bé dễ ngủ và ngon giấc
Nếu đã thử mọi cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm nhưng vẫn thấy bé khóc kèm theo trạng thái không tỉnh táo, bú kém, thói quen ngủ thay đổi… ba mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để kiểm tra các tình trạng bất thường.
Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp ba mẹ nhận biết tình trạng khóc đêm của trẻ và cách khắc phục hiệu quả, phù hợp nhất nhé.