Cai sữa là một hành trình dài, cần sự kiên nhẫn và khéo léo của mẹ. Tuy nhiên sau khi bé thôi bú, sữa vẫn có thể căng tức ngực mẹ. Vậy, cai sữa bao lâu thì hết sữa và cách nào để làm mất sữa mẹ? Cùng Mothercare tìm hiểu qua bài viết bên dưới mẹ nhé!
Thời điểm tốt nhất để cai sữa cho bé
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá cho trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời. Sau 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ, bé cần được bổ sung dinh dưỡng thông qua việc ăn dặm hoặc bú thêm sữa công thức để nhận đủ những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ.
Chưa có một quy định cụ thể nào về thời điểm mẹ nên cai sữa cho con, tất cả phụ thuộc vào mỗi mẹ, nhu cầu của trẻ và điều kiện, hoàn cảnh của từng gia định cụ thể. Tuy nhiên, thời điểm thích hợp được bác sĩ khuyến cáo là nên cai sữa cho trẻ khi khi trẻ được 18 – 24 tháng tuổi.
Mẹ nên lưu ý chọn thời điểm cai sữa cho bé vào lúc bé khỏe mạnh, không ốm, bị bệnh để tránh trường hợp bé biếng ăn, còi xương. Khi cai sữa cho bé, mẹ vẫn nên duy trì cho bé ăn dặm và uống sữa công thức hàng ngày để đảm bảo đủ dinh dưỡng hằng ngày nhé!
Cai sữa bao lâu thì hết sữa?
Thời gian để sữa mẹ dừng tiết ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: lượng sữa tiết ra từ việc hút, rò rỉ, bé bao nhiêu tuổi và mẹ đã tạo ra bao nhiêu sữa…
Cai sữa bao lâu thì hết sữa phụ thuộc vào cơ thể và cách cai sữa cho con
Một số mẹ thấy rằng phải mất nhiều tuần sữa mới dừng tiết ra trong khi một số khác chỉ cần vài ngày. Do đó, không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi “Cai sữa bao lâu thì hết sữa?” bởi mỗi cá nhân sẽ có trải nghiệm khác nhau mẹ nhé!
Cách làm hết sữa nhanh sau khi bé cai sữa
Có khá nhiều cách để giúp mẹ giảm dần lượng sữa tiết ra cho đến khi dừng hẳn. Mẹ có thể tham khảo một số cách sau đây:
Giảm dần số lần cho bé bú
Ngay khi có ý định cai sữa cho bé, mẹ hãy bắt đầu thực hiện bằng cách giảm dần số lần cho bé bú mẹ đến mức tối đa và thay vào đó là sữa công thức. Đây là biện pháp an toàn, ít gây đau đớn nhất cũng như không khiến mẹ gặp khó chịu nhiều.
Nếu mẹ đột ngột dừng lại việc tiết sữa, bầu ngực có thể trở nên đau đớn, căng cứng và thậm chí tăng nguy cơ mắc bệnh viêm vú. Trong trường hợp đang cho bé bú mẹ và muốn dừng lại, mẹ có thể thực hiện hút sữa và trữ sữa cho bé với số lần giảm dần theo gợi ý dưới đây:
Ngày 1: Hút sữa trong 5 phút sau mỗi 2 – 3 giờ
Ngày 2: Hút sữa trong 5 phút sau mỗi 4 – 5 giờ
Ngày 3: Hút sữa vừa đủ lâu để giảm bớt sự khó chịu.
Mua ngay dụng cụ hút sữa, túi trữ sữa tại Mothercare
Hút sữa với số lần giảm dần giúp giảm đau tức ngực ở mẹ
Tránh kích thích núm vú sau khi cai sữa
Để nhanh mất sữa, mẹ hãy hạn chế các hành động kích thích núm vú vì điều này sẽ khiến tuyến sữa tiếp tục tiết ra. Mẹ có thể mặc một chiếc áo ngực sau sinh hỗ trợ, nhưng không quá chật và xem xét đến việc dùng miếng lót thấm sữa để thấm khô sữa bị rỉ ra.
Ngoài ra, mẹ nên tắm bằng nước ấm để giảm áp lực ở vú và làm dịu sự khó chịu.
Lá bắp cải giúp mẹ làm dịu cơn đau tức ngực
Trong lá bắp cải chứa các thành phần tự nhiên giúp tuyến sữa giảm dần hoạt động và có tác dụng làm dịu vùng ngực đang bị sưng lên.
Dùng lá bắp cải ướp lạnh đắp lên ngực giúp sữa mẹ giảm dần
Mẹ rửa, lau khô lá bắp cải và bảo quản trong tủ lạnh trước khi sử dụng. Dùng lá bắp cải ướp lạnh đắp lên ngực và thay lá sau mỗi 2 giờ hoặc khi chúng trở nên quá mềm. Mẹ hãy tiếp tục chườm lạnh cho đến khi ngực không còn cảm giác căng tức.
Cây xô thơm
Cây xô thơm có chứa estrogen tự nhiên sẽ giúp nguồn sữa mẹ tiết ra ít dần theo thời gian. Mẹ có thể dùng xô thơm bằng cách pha trà. Đầu tiên, mẹ nấu sôi nước, đổ ra ly, cho vài lá xô thơm vào. Để khoảng 5 – 7 phút, mẹ gạn bỏ lá, thêm một ít sữa hay mật ong vào, sau đó thưởng thức.
Uống vitamin B6
Vitamin B6 được cho là có tác dụng ngăn chặn việc sản xuất prolactin - nguyên nhân khiến phụ nữ sản xuất sữa mẹ.
Sử dụng thuốc ức chế tiết sữa sau khi cai sữa
Có một số loại thuốc theo quy định đã được sử dụng để ức chế tiết sữa. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết ưu và nhược điểm của việc sử dụng thuốc ức chế tiết sữa trước khi đưa ra quyết định sử dụng.
Một số lưu ý cho mẹ khi cai sữa cho bé
Bên cạnh việc tìm hiểu cách làm tắc sữa nhanh, vẫn sẽ có một số tình trạng mẹ có thể gặp phải cần lưu ý như:
Viêm vú
Nếu ngực vẫn còn rất nhiều sữa mà mẹ không dùng các biện pháp để hút sữa ra hết thì vú sẽ bị tắc nghẽn, từ đó hình thành khối u, đôi khi da xuất hiện mảng đỏ hoặc nóng ran ở khu vực quanh ngực. Ngoài ra, sữa có thể bị đẩy ra khỏi ống dẫn và tiến vào mô vú tạo ra tình trạng viêm. Mẹ có thể rùng mình, đau nhức và cảm thấy như đang bị cúm.
Nếu tình trạng này không được điều trị nhanh chóng, viêm sẽ chuyển biến thành áp xe vú, ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng này hiếm khi xảy ra.
Cách làm dịu tia sữa bị tắc
Chườm ấm vào vùng vú bị tắc tia sữa và bắt đầu vắt sữa. Mẹ nên thực hiện sau vài giờ một lần để giữ ngực càng trống càng tốt. Khi viêm vú đã khỏi, bạn có thể quay lại với mục tiêu làm mất sữa.
Khi vắt sữa, mẹ nên massage nhẹ nhàng dọc theo ống dẫn và vuốt về phía núm vú.
Nếu mẹ bị sốt, cảm thấy không khỏe hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay. Trong trường hợp mẹ không thể cải thiện tình trạng tắc ống dẫn sữa trong vòng 12 giờ, thuốc giảm đau, chống viêm cũng có thể hỗ trợ cho tình trạng này.
Như vậy không có câu trả lời chính xác cho việc cai sữa bao lâu thì hết sữa tất cả phụ thuộc vào cơ thể và cách mỗi người mẹ cai sữa cho con. Với những chia sẻ trên, Mothercare hy vọng mẹ đã biết cách để làm mất sữa nhanh an toàn, hiệu quả ngay tại nhà nhé!