Bé mọc răng biếng ăn là tình trạng thường gặp khi bé đau nhức, khó chịu trong giai đoạn mọc răng khiến con quấy khóc và biếng ăn. Khi đó, ba mẹ phải làm sao và chăm sóc con như thế nào? Cùng Mothercare tìm hiểu nhé!
Xem thêm: Trẻ mọc răng lần đầu: Tất tần tật kinh nghiệm mẹ cần biết để chăm sóc bé đúng cáchTại sao bé mọc răng biếng ăn?
Theo các chuyên gia, trong giai đoạn mọc răng, bé thường biếng ăn, bỏ bữa. Nguyên nhân được là do những cơn đau nhức, khó chịu xuất hiện khi nướu tấy đỏ, nứt ra để cho những chiếc răng sữa bắt đầu mọc lên. Quá trình nứt nướu khiến bé bị đau, phát sốt, khó chịu, quấy khóc dẫn đến biếng ăn, thậm chí bỏ ăn.
Đối với một số bé, khi mọc răng còn có các triệu chứng khác như rối loạn tiêu hóa, phát ban, mẩn đỏ ở cằm,... Tất cả những tình trạng này đều khiến bé mệt mỏi và lười ăn.
Ngoài ra, khi mọc răng, các enzyme trong cơ thể bé bắt đầu tập trung vào những vị trí răng đang mọc để hỗ trợ răng sớm nhú ra ngoài. Điều này khiến enzyme tiêu hóa bị giảm đi, vì vậy bé sẽ cảm thấy ăn không ngon miệng, dẫn đến chán ăn.
Xem thêm: Bé mọc răng sớm có sao không? Mẹ đã biết cách chăm sóc bé mọc răng?Bé mọc ăn biếng ăn trong bao lâu?
Có nhiều nghiên cứu cho thấy bé thường biếng ăn trong giai đoạn mọc răng nanh khi bé trong khoảng 16 đến 22 tháng tuổi. Tuy nhiên, mỗi bé lại bỏ ăn khi mọc răng hàm, răng cửa,.. ngay từ 6 tháng tuổi.
Mẹ có thể nhận biết bé bỏ ăn do mọc răng qua các dấu hiệu sau:
- Nướu sưng, tấy đỏ, sờ vào có cảm giác nóng. Một số trường hợp bé có thể bị viêm loét lợi nếu không được vệ sinh răng miệng kỹ.
- Chảy dãi nhiều và thường xuyên.
- Xuất hiện các triệu chứng như sốt, rối loạn tiêu hóa, nổi ban, sổ mũi, ho,...
- Bé cho tay vào miệng, bỏ đồ vật xung quanh vào gặm, đặc biệt là các vị trí nướu bị sưng.
- Bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu, mệt mỏi, biếng ăn, bỏ bú sữa mẹ,...
Khi mọc răng bé thường cho tay và đồ vật vào miệng
Tình trạng bé mọc ăn biếng ăn thường sẽ kéo dài từ 3 đến 5 ngày, cho tới khi chiếc răng nhú hẳn ra ngoài, thông thường là từ 3 – 5 ngày. Tuy nhiên, thời gian chính xác bé bỏ ăn khi mọc răng sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng bé.
Nếu trẻ có sức đề kháng tốt, quá trình mọc răng ít đau đớn thì có thể bé chỉ biếng ăn trong vài ngày. Với những trẻ có sức khỏe kém hơn thì thời gian mọc răng cũng sẽ kéo dài hơn, đồng nghĩa với việc bé biếng ăn hay bỏ ăn trong thời gian lâu hơn.
Bé mọc răng biếng ăn phải làm sao?
Quá trình mọc răng sẽ khiến bé phải chịu nhiều đau đớn, khó chịu và tình trạng biếng ăn kéo dài, có thể khiến bé thiếu năng lượng, chậm tăng cân nên mẹ cần kiên nhẫn để chăm sóc bé trong thời gian này.
Mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng, chế độ dinh dưỡng khi trẻ mọc răng để bảo vệ bé đúng cách.
Vệ sinh sạch sẽ nướu và khoang miệng cho trẻ
Sau khi trẻ ăn, mẹ cần cho bé uống nhiều nước để vệ sinh miệng. Sau đó dùng khăn mềm thấm nước ấm lau xung quanh miệng và bên trong khoang miệng của bé. Việc làm này sẽ giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng răng, lợi khi mọc răng.
Khi trẻ bị chảy máu lợi hoặc viêm lợi do thức ăn hoặc những vật mà trẻ gặm gây ra, mẹ cần dùng bông tăm thấm và lau sạch bằng khăn mềm.
Mẹ có thể dùng các loại kem và bàn chải đánh răng dành cho trẻ em. Hiện nay, có rất nhiều loại bàn chải cho trẻ từ sơ sinh như bàn chải silicon xỏ ngón, bàn chải massage nướu và bàn chải đánh răng với lông chải mềm mại,… vừa có tác dụng làm sạch vừa nhẹ nhàng massage giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
Nếu trẻ chưa thể đánh răng, mẹ nên dùng bông hoặc gạc mềm thấm nước muối sinh lý và lau toàn bộ răng và lợi cho bé nhé!
Nên lưa chọn những sản phẩm gặm nướu cao cấp để đảm bảo an toàn và dễ chịu cho bé
Làm dịu tình trạng sưng lợi và khó chịu cho trẻ
Mẹ hãy massage nướu và răng cho trẻ một cách nhẹ nhàng bằng khăn mềm để giúp xoa dịu cảm giác đau, giúp cho bé ăn ngon và ngủ ngon hơn. Lưu ý tay mẹ cần vệ sinh sạch sẽ trước khi massage miệng cho bé để tránh nhiễm khuẩn.
Bé thường có thói quen cắn những đồ vật xung quanh vì ngứa lợi. Mẹ có thể đưa cho con các loại rau củ quả như cà rốt, dưa chuột… đã gọt vỏ và ướp lạnh để bé cắn khi ngứa. Mẹo nhỏ này không chỉ giúp bé dịu nướu, giảm ngứa lợi mà còn kích thích lợi, giúp răng mọc dễ dàng hơn.
Cho bé ăn đầy đủ dinh dưỡng và uống nhiều nước
Trong giai đoạn mọc răng, chế độ dinh dưỡng cho trẻ là rất quan trọng. Mẹ nên cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng qua các bữa ăn hàng ngày.
Cho bé ăn dặm đầy đủ chất dinh dưỡng
Sữa mẹ vẫn luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và không nên thay thế cho các bé sơ sinh. Bên cạnh đó, mẹ hãy cho bé ăn các món ăn mềm, dễ nhai nuốt như cháo cá, súp, mì, bún nấu với nước hầm xương,...Mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày và không nên cố ép bé ăn vì có thể vô tình tạo áp lực tâm lý khiến trẻ sợ ăn.
Tăng cường bổ sung canxi cho bé để kích thích mọc răng và giúp răng chắc khỏe. Các loại thực phẩm giàu canxi như là tôm, cua cá, đậu trắng, quả kiwi, cam, quýt, dâu,...
Thường xuyên cho bé uống nước ép trái cây, sữa để cung cấp đầy đủ vitamin, canxi cùng các khoáng chất thiết yếu để giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Các loại sữa chua không đường, ít đường cũng là một sự lựa chọn tốt. Với tính lạnh đặc trưng của sữa chua sẽ giúp hạ nhiệt tại khu vực răng đang mọc, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn
Mẹ hãy nhớ bổ sung đủ nước cho trẻ, đặc biệt là các bé gặp vấn đề về tiêu hóa hay sốt do mọc răng. Nếu bị thiếu nước, bé rất dễ bị suy nhược cơ thể, từ đó gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Giúp bé thích thú với việc ăn uống
Nhiều mẹ chỉ quan tâm tới bữa ăn đủ chất nên thường trộn tất cả các loại thực phẩm bổ dưỡng với nhau rồi nấu thành cháo, bột cho bé. Hay chỉ cho bé ăn một số loại thực phẩm cố định và chỉ trung thành với một vài cách chế biến như nấu cháo, hấp, luộc,... Điều này làm cho các món ăn không thu hút trẻ về hình thức và mùi vị, khiến bé mau ngán và càng thêm biếng ăn.
Tạo cảm giác thoải mái, thích thú khi ăn cho bé
Để khắc phục tình trạng này, mẹ cần đa dạng nguyên liệu nấu ăn và cách chế biến đồ ăn cho bé. Mẹ có thể trang trí mỗi bữa ăn của bé để trông sinh động, bắt mắt hay sử dụng các dụng cụ ăn dặm cho bé với nhiều kiểu dáng và màu sắc nổi bật cho bé thích thú và ăn ngoan.
Vỗ về và chơi đùa để bé tạm thời quên đi cơn đau
Mẹ giữ bình tĩnh, kiên nhẫn và dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc trẻ, chơi với trẻ. Khi bé quấy khóc, gắt gỏng mẹ hãy vỗ về, an ủi và trò chuyện cùng con để bé sớm vượt qua thời kỳ “khủng hoảng” này nhé!
Hy vọng những bí quyết trên đã giúp mẹ biết cách chăm sóc bé mọc răng biếng ăn đúng chuẩn. Mothercare mong rằng bé yêu nhà mình sẽ ăn ngoan, chóng lớn và phát triển khỏe mạnh nhé!