Bất kì sự phát triển bất thường nào của con trẻ cũng khiến ba mẹ hoang mang, lo lắng. Trong đó, bé mọc răng sớm có ảnh hưởng gì không? Cùng Mothercare đi tìm câu trả lời qua bài viết sau nhé!
Xem thêm: Bé mọc răng nào trước? Hướng dẫn theo dõi bé mọc răng và vệ sinh đúng cáchKhi nào là mọc răng sớm?
Thông thường, bé từ 6 - 8 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc răng, răng mọc đầu tiên là 2 chiếc răng cửa hàm dưới. Khi được 12 tháng, bé sẽ có khoảng 6 chiếc răng và đến khi được 24 tháng thì bé đã mọc đầy đủ 20 chiếc răng sữa, chia đều cho cả hàm trên và hàm dưới.
Như vậy, bé mọc răng sớm là mọc răng trước tháng thứ 6. Một số bé có thể bắt đầu mọc răng sớm nhất là khoảng tháng thứ 2, thứ 3 hoặc muộn hơn trong khoảng tháng thứ 5, thứ 6.
Mọc răng khiến bé đau nhức, khó chịu
Khi mọc răng, cơ thể trẻ sẽ có một số rối loạn dễ nhận biết sau đây:
- Cơ thể mệt mỏi, quấy khóc, cáu gắt và khó chịu.
- Bị chảy nước dãi nhiều và đau nướu.
- Nghiến nướu hoặc gặm ngón tay, đồ vật
- Rối loạn tiêu hóa nhẹ như đi tiêu phân lỏng.
- Sốt nhẹ (sốt khi mọc răng sẽ không quá 38 độ C)
- Nướu sưng, tấy đỏ hoặc loét.
- Ăn uống kém, biếng ăn, ăn không ngon miệng và có thể sụt cân.
Các dấu hiệu này thường xuất hiện từ 3 - 5 ngày trước khi răng nhú lên và sẽ tự hết trong 3 - 7 ngày.
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc mọc răng của bé?
Để tìm ra nguyên nhân chính xác thì cần có sự kiểm tra của bác sĩ, tuy nhiên trẻ mọc răng sớm hay muộn thường sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố sau đây:
Di truyền: Trẻ có thể ảnh hưởng bởi gen di truyền của gia đình. Nếu ba, mẹ hoặc người thân của trẻ mọc răng sớm thì trẻ có khả năng cũng thừa hưởng gen của gia đình mà mọc răng sớm hơn các trẻ khác.
Dinh dưỡng: Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến thời gian mọc răng của trẻ. Nếu được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thì khả năng mọc răng chậm của trẻ sẽ ít hơn.
Vitamin D, canxi: Trẻ mọc răng sớm hay muộn phụ thuộc rất lớn vào việc trẻ có bị thiếu vitamin D (do sinh thiếu tháng, không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời,...) hoặc không đủ canxi hay không.
Bé mọc răng sớm có sao không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bé mọc răng sớm là hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Thậm chí, có trẻ sơ sinh đã có sẵn 1 - 2 chiếc răng nhưng cũng có trẻ hơn 1 tuổi mới mọc răng đầu tiên.
Do đó, ba mẹ không nên quá lo lắng về việc bé mọc răng sớm mà nên biết cách chăm sóc và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để răng con mọc lên chắc khỏe, không bị dị dạng.
Xem thêm: Trẻ mọc răng quấy khóc phải làm sao? Cách giảm đau hiệu quảCách chăm sóc bé mọc răng
Theo dõi sức khỏe
Nếu bé sốt nhẹ, mẹ nên lau nước ấm và bổ sung nước cho trẻ. Trong trường hợp bé sốt cao từ 38,5 độ C trở lên, có thể dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Với trẻ sốt cao trên 39 độ kèm tình trạng li bì hay co giật, mẹ nên đưa bé tới cơ sở y tế tránh các biến chứng có hại.
Vệ sinh răng nướu cho bé
Mẹ lưu ý luôn giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách lau sạch nước dãi bằng khăn mềm, sạch để trẻ không cảm thấy khó chịu và ngăn ngừa tình trạng phát ban quanh miệng, cổ và ngực. Làm sạch nướu cho bé sau các bữa ăn bằng bông gạc hoặc vải mềm, lau nhẹ nhàng nướu của bé. Nên cho bé uống nước lọc sau khi bú và sau khi ăn.
Vệ sinh răng nướu cho bé thường xuyên và sạch sẽ để tránh nhiễm trùng, viêm nướu
Ngoài ra, Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ ADA khuyến khích mẹ nên bắt đầu đánh răng cho trẻ ngay khi bắt đầu mọc răng. Các loại bàn chải chuyên dụng cho trẻ sơ sinh như bàn chải silicon xỏ ngón, bàn chải gặm nướu, bàn chải lông mềm mịn hay bàn chải massage nướu có chất liệu mềm mại, an toàn nên sẽ không gây kích ứng cho nướu của bé. Bạn có thể sở hữu những sản phẩm vệ sinh răng miệng an toàn, chuyên dụng cho trẻ nhỏ tại Mothercare.
Chế độ ăn uống
Đối với trẻ còn bú mẹ, mẹ nên thường xuyên cho bé bú hoặc vắt sữa ra bón cho trẻ bằng thìa. Đến giai đoạn ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn các thức ăn dạng lỏng, mềm để hạn chế đau nhức nướu. Đồng thời tăng cường hàm lượng canxi, vitamin D để giúp răng trẻ mọc lên được khỏe mạnh.
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày, bổ sung vitamin, khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng cho bé. Nên cho trẻ uống nhiều nước hơn, đặc biệt khi trẻ có triệu chứng tiêu chảy, sốt.
Tránh cho bé ăn các món ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì dễ làm tình trạng đau nhức khi mọc răng nghiêm trọng hơn mẹ nhé!
Xoa dịu nướu bé
Khi mọc răng, bé thường bị ngứa, khó chịu ở lợi do răng đẩy lợi mọc lên và sẽ có xu hướng tìm vật gì đó để nhai, mẹ nên cho bé gặm ty ngậm hoặc gặm nướu để giảm cảm giác này. Ngoài ra, ty ngậm và gặm nướu cũng có tác dụng hỗ trợ cho xương hàm của trẻ phát triển, giúp bé luyện khả năng nhai và biết nhai.
Gặm nướu giúp xoa dịu nướu, giúp em cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn
Mẹ cũng có thể thực hiện massage nướu lợi bằng cách quấn bông gạc vào ngón trỏ rồi nhẹ nhàng chà sát nướu của bé. Việc này có thể thực hiện đồng thời với việc vệ sinh miệng cho bé sau mỗi bữa ăn.
An ủi và cho bé ngủ đủ giấc
Mọc răng là giai đoạn rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhưng có thể khiến bé thấy khó chịu. Do đó, sự vỗ về, quan tâm chăm sóc của mẹ là điều tốt nhất để giúp bé dễ dàng vượt qua giai đoạn này.
Khi thấy bé quấy khóc, khó chịu vì mọc răng, mẹ nên nhẹ nhàng trò chuyện, an ủi bé. Mẹ có thể hát ru, kể chuyện để dỗ bé nín và cho bé đi ngủ đúng giờ. Việc duy trì những thói quen ngủ thường ngày sẽ giúp bé bớt đau nhức, đảm bảo bé ngủ đủ giấc và phát triển toàn diện.