Đang tải...

Cách cho bé bú bình chuẩn khoa học và những tình huống mẹ cần lưu ý

Cách cho bé bú bình chuẩn khoa học và những tình huống mẹ cần lưu ý
Một trong những điều quan trọng mà ba mẹ nào khi mới “lên chức” cũng cần biết rõ đó là làm sao cho bé bú bình một cách khoa học và an toàn nhất. Cùng Mothercare tổng hợp những thông tin hữu ích về vấn đề này nhé!

Hướng dẫn mẹ cho bé bú bình đúng cách

1. Khi nào nên cho bé bú?

Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng quý giá và tốt nhất cho bé cưng trong những ngày tháng đầu đời. Tuy nhiên vì một số lý do về công việc, sức khỏe, khiến việc sắp xếp thời gian cho con bú mẹ trực tiếp trở nên khó khăn. Vì vậy, một số mẹ lựa chọn cai bú mẹ cho con “bán phần”, có nghĩa là mẹ giảm số cữ cho con bú mẹ trực tiếp lại và thay thế bằng những cữ bú bình – nhưng cũng bằng sữa mẹ vắt ra. Biện pháp này có thể được mẹ áp dụng khi bé đã được 2-3 tháng tuổi. Vì một số lý do cá nhân, một số mẹ muốn ngưng cho con bú sữa mẹ hoàn toàn và chuyển sang sữa công thức, tuy nhiên đây không phải là một lựa chọn lý tưởng cho bé, đặc biệt trong vòng 1 năm đầu đời. Mẹ có thể chuyển hẳn sang sữa công thức cho bé sau 1 tuổi, khi con đã dần cứng cáp hơn. Dù cai bú mẹ bán phần hay toàn phần, điều quan trọng nhất mẹ cần lưu ý là không nên thực hiện quá nhanh và đột ngột. Thay vì vậy, nên lên kế hoạch cai bú mẹ và tập cho bé bú bình từ từ, trong khoảng thời gian vài tuần hoặc vài tháng.

2. Bé bú bao nhiêu là đủ?

Trung bình lượng sữa cần cho bé là khoảng 50ml/kg/ngày đối với bé bú sữa mẹ và khoảng 163ml/kg/ngày đối với bé bú sữa công thức tức sữa hộp. Ví dụ: nếu bé cân nặng 5.5kg thì nên bú tổng cộng 275ml sữa mẹ hoặc 896.5ml sữa công thức.

3. Tư thế cho bé bú đúng chuẩn

Cho bé bú đúng tư thế giúp bé bú ngoan và tiêu hóa tốtCho bé bú đúng tư thế giúp bé bú ngoan và tiêu hóa tốt

Cho bé bú đúng tư thế cũng là một cách giúp con hấp thu dinh dưỡng hiệu quả, tránh các tình huống như nôn, trớ, sặc sữa. Ba mẹ cũng cần lưu ý không để con vừa bú vừa ngủ, vì đây là thói quen phản khoa học, sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Khi cho bé bú, hãy đặt bé ngồi thẳng lưng trong lòng mẹ, dùng một tay đỡ đầu bé, nâng đầu bé cao hơn phần thân để giúp sữa dễ dàng chảy xuống, hỗ trợ tiêu hóa trơn tru, hạn chế hiện tượng trào ngược.

4. Bé không chịu bú bình

Khi tập bú bình, bé phải làm quen với núm ti và cảm giác lạ lẫm do đó, mẹ nên kiên nhẫn để giúp con làm quen với “người bạn mới” nhé! Để bé có thể “mở lòng” hơn với chiếc bình bú, mẹ có thể áp dụng một số cách sau đây:
  • Hãy chỉ cho bé bú khi bé đang đói: Thay vì đưa ngay cho bé bình sữa khi bé đòi bú, mẹ hãy đợi một lúc khi con thực sự đói. Lúc này, khả năng cao là con sẽ với ngay lấy bình sữa và bú một hơi đến hết đấy!
  • Cho con một khoảng không gian yên tĩnh: Ba mẹ cần tạo một môi trường thích hợp, tránh những yếu tố khác thu hút con để con tập trung hơn vào việc bú sữa bình.
  • Tập cho bé bú bình vào những bữa nhẹ: Đối với một số bé, một khi đã không thích bú bình, bé sẽ càng trở nên cáu gắt hơn khi phải bú vào bữa chính. Thay vì vậy, mẹ hãy thử tập cho con vào các bữa ăn nhẹ, biết đâu khi ấy bé sẽ dễ tính hơn và sẵn sàng trải nghiệm một thói quen mới.
  • Cho bé chơi đùa với bình bú để làm quen: Mẹ hãy chọn cho bé bình bú có nhiều họa tiết dễ thương, bắt mắt, thu hút sự chú ý của con và để con chơi đùa cùng nó. Trẻ con thường rất thích khám phá những điều mới lạ, và có thể bé sẽ tự cho bình bú vào miệng, giống như cách bé thường làm với những món đồ khác.

Một chiếc bình sắc màu sẽ giúp bé dễ dàng chấp nhận thói quen ti sữa mớiMột chiếc bình sắc màu sẽ giúp bé dễ dàng chấp nhận thói quen ti sữa mới

  • Không cho bé thấy bầu sữa mẹ khi đang tập bú bình: Nhiều chuyên gia cho rằng, nên để một người nào khác cho bé bú để tránh trường hợp bé ở gần bầu sữa mẹ khi đang bú bình. Ngay khi thấy được bầu ngực mẹ, bé sẽ khóc thét lên và đòi bú mẹ thay vì bú bình.
  • Cho bé dùng ti giả trước khi tập bú bình: Một số trẻ có thói quen ngậm ti giả trong thời kỳ mọc răng thì trước khi đến giờ bú sữa, mẹ có thể cho bé ngậm núm ti giả rồi sau đó dần rút ra và thay bằng bình sữa.

Chuẩn bị gì khi cho con bú

 1. Bé bú bình mẹ cần chuẩn bị những gì?

Để tập cho bé bú bình được suôn sẻ, hiệu quả, ba mẹ cần bỏ giỏ một số vật dụng cần thiết sau đây:
  • Bình sữa: Giúp bé dần quen với bình sữa, mẹ cũng nên chọn các loại bình có thiết kế phần núm ti mềm mại, cho bé cảm giác như ti mẹ. Ngoài ra, khi chọn bình sữa cho con, ba mẹ cũng cần chú ý một số vấn đề khác như chất liệu của bình không chứa BPA, tốc độ dòng chảy của núm ti, kích cỡ bình sữa phù hợp với độ tuổi, lượng sữa nạp vào mỗi ngày của con.
  • Máy hút sữa: Máy hút sữa là dụng cụ hỗ trợ mẹ hút sữa từ bầu ngực ra, giúp mẹ trữ sẵn cho bé một lượng sữa nhất định khi không thể trực tiếp cho bé bú. Tùy vào nhu cầu của mẹ và cả bé mà có thể lựa chọn giữa máy hút sữa điện hoặc tay, và các tính năng khác như lực hút, chế độ massage, nhiều cấp độ hút, kích thước phễu, mức độ phức tạp khi sử dụng.
  • Dụng cụ bảo quản sữa: Đây là những vật dụng giúp bảo quản sữa mẹ luôn an toàn cho bé sử dụng. Các sản phẩm này đều được thiết kế để có khả năng bảo quản lâu dài. Và cũng tùy vào nhu cầu mà mẹ sẽ chọn chất liệu thích hợp cho dụng cụ bảo quản sữa. Nhưng nếu mẹ chọn chất liệu nhựa, mẹ hãy lưu ý các sản phẩm có chứa BPA mẹ nhé!
  • Hộp chia sữa: Hộp chia sữa có thiết kế nhỏ gọn, giúp mẹ chia đều lượng sữa cần thiết trong ngày cho con. Mẹ nên chọn sản phẩm không mùi, không chứa BPA để đảm bảo nguồn dinh dưỡng chất lượng nhất cho con.
  • Máy tiệt trùng: Để nguồn sữa của bé được đảm bảo chất lượng, không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, ba mẹ cần tiệt trùng bình sữa của con trước khi sử dụng. Cũng như các sản phẩm khác, ba mẹ cần chọn chất liệu tốt, đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh.
  • Máy hâm sữa: Hâm sữa bằng lò vi sóng hay trên bếp lửa sẽ làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng có trong sữa. Thay vì thế, ba mẹ hãy chọn sử dụng máy hâm sữa vì đây là một giải pháp tiện lợi, có thể tùy chỉnh nhiệt độ phù hợp cho bé, giúp giữ trợn vẹn dinh dưỡng trong sữa cho bé lớn khôn khỏe mạnh.

2. Cách vệ sinh bình sữa

Một chiếc bình sạch cũng góp phần mang lại cho bé nguồn sữa tinh khiết, an toàn cho sức khỏe.Một chiếc bình sạch cũng góp phần mang lại cho bé nguồn sữa tinh khiết, an toàn cho sức khỏe.

Ba mẹ cần chuẩn bị các vật dụng sau để vệ sinh bình sữa cho bé:
  • Cọ rửa bình và núm ti
  • Nước rửa bình chuyên dụng
  • Giá úp bình sữa
Ba mẹ có thể tham khảo sản phẩm cọ rửa bình và núm ti của Mothercare để bình sữa của con luôn được vệ sinh đúng cách nhé! Các bước vệ sinh bình sữa ba mẹ cần áp dụng:
  • Bước 1: Rửa tay sạch trước khi vệ sinh bình
  • Bước 2: Làm sạch phần sữa còn sót lại trong bình
  • Bước 3: Cọ rửa bình và núm ti bằng cọ và nước rửa chuyên dụng
  • Bước 4: Làm sạch lại với nước
  • Bước 5: Để bình ráo nước
  • Bước 6: Tiệt trùng bình sữa

3. Cách cai sữa cho con

Để cai sữa cho bé, ba mẹ không nên dừng hẳn đột ngột mà hãy lên kế hoạch ba mẹ nhé! Hãy thực hiện cai sữa cho bé theo những phương pháp sau:
  • Kéo dài khoảng cách mỗi lần bú và rút ngắn thời gian bú của bé.
  • Tăng số bữa ăn trong ngày cho bé. Ba mẹ có thể giảm việc đòi bú mẹ của bé bằng cách tập cho bé ăn dặm với các món ăn bổ dưỡng, hương vị hấp dẫn kích thích bé.
  • Ngoài ra mẹ cũng có thể thử các cách truyền thống như bôi dầu quanh ngực, ăn tỏi để hơi thở và sữa mẹ có mùi khó chịu, …
Với những thông tin mà Mothercare đã cung cấp, hi vọng ba mẹ sẽ phần nào giảm bớt áp lực và việc chăm bé sẽ không còn là gánh nặng nữa nhé!

Một số sản phẩm cho bé tập bú bình của MothercareMột số sản phẩm cho bé tập bú bình của Mothercare

Hỗ trợ ba mẹ trong hành trình tập bú bình cho bé thêm dễ dàng, tiện lợi, Mothercare mang đến đa dạng các sản phẩm hỗ trợ bé bú từ bình sữa, ti ngậm chỉnh nha, dụng cụ rửa bình sữa đến máy hâm sữa, máy tiệt trùng bình sữa. Ba mẹ có thể tham khảo các sản phẩm cho bé bú bình tại Mothercare nhé!  
Bài viết cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
Kiểm tra trạng thái đơn hàng
Kiểm tra trạng thái đơn hàng