Nghẹt mũi không chỉ gây khó chịu cho trẻ sơ sinh mà còn là nguy cơ gây nhiều bệnh khác. Dưới đây, Mothercare mách mẹ các cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản ngay tại nhà, cùng tìm hiểu nhé!
Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý
Một trong những cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản là rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Rửa mũi giúp làm sạch mũi, sát khuẩn, ngăn ngừa các vi khuẩn tiếp tục tấn công khoang mũi. Ngoài ra, nhỏ mũi còn giúp làm mềm các vẩy cứng, làm loãng dịch nhầy trong khoang mũi, giúp dịch nhầy dễ dàng đào thải ra ngoài hơn. Nhỏ mũi cũng giúp mũi thông thoáng hơn, ít nhất là trong một thời gian ngắn, giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ thở.
Để rửa mũi cho trẻ, mẹ nên dùng loại nước muối sinh lý 0,9% và vệ sinh khoảng 3 - 5 lần/ngày. Mẹ nên rửa mũi cho trẻ khoảng 15 phút hoặc hơn trước khi cho trẻ ăn và trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp bé dễ thở hơn khi ngủ.
Mẹ thực hiện cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh như sau: đặt bé nằm ngửa, nhỏ mỗi bên mũi một vài giọt, chờ khoảng vài phút, dùng khăn mùi soa hoặc tăm bông lau sạch nước muối bị thừa chảy ra ngoài.
Mẹ có thể đặt một chiếc khăn cuộn lại dưới vai của trẻ, nhẹ nhàng nghiêng đầu trẻ một chút để đảm bảo những giọt nước muối có thể chảy vào mũi dễ dàng.
Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không nên sử dụng nước muối sinh lý trong thời gian dài rất dễ gây khô mũi và làm mũi trẻ trở nên nhạy cảm hơn.
Hút mũi cho trẻ sơ sinh
Nếu trẻ bị nghẹt mũi lâu ngày, nhiều dịch nhầy thì mẹ dùng dụng cụ hút mũi chuyên dụng cho trẻ sơ sinh. Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh được thực hiện như sau: cho nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi để làm loãng dịch nhầy, sau đó dùng bóp bóng để đẩy tất cả không khí ra và đưa đầu hút vào trong mũi trẻ rồi từ từ nhả bóng để hút nước và chất nhầy ra ngoài. Lấy giấy lau sạch đầu hút rồi tiếp tục với bên mũi còn lại.
Sau khi hút chất nhầy xong, mẹ bỏ phần chất nhầy vào một túi đựng để tránh chất nhầy rơi vãi, rửa và lau khô dụng cụ hút mũi.
Hút mũi giúp lấy bớt dịch nhầy trong khoang mũi của trẻ ra ngoài
Mẹ lưu ý vệ sinh dụng cụ hút mũi sạch sẽ trước khi dùng để không làm tình trạng viêm mũi của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn và không hút mũi cho trẻ nhiều hơn 3 hoặc 4 lần/ngày, vì lực hút từ dụng cụ hút mũi sẽ làm kích ứng niêm mạc mũi của trẻ.
Mua ngay dụng cụ hút mũi, rơ lưỡi tại Mothercare
Massage cánh mũi để giảm nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Massage cánh mũi nên được thực hiện sau khi nhỏ nước muối sinh lý. Mẹ thực hiện massage cánh mũi cho con bằng cách dùng ngón tay cái và ngón tay trở chà nhẹ vào 2 bên cánh mũi. Thực hiện như thế nhiều lần sẽ giúp đường thở của trẻ được lưu thông dễ dàng hơn, giảm các tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh.
Cách làm ẩm mũi
Không khí quá khô vào mùa đông hay cho trẻ nằm quá lâu trong phòng điều hòa có thể là nguyên nhân gây nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh và khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn. Khi đó, ba mẹ nên làm ẩm mũi cho bé bằng cách máy làm ẩm phun sương hoặc xông hơi cho bé.
Khi sử dụng máy làm ẩm phun sương, mẹ đặt máy ở khoảng cách đủ gần để sương có thể bay đến chỗ của con trong khi ngủ, tuy nhiên cần xa tầm với của trẻ. Để tránh nấm mốc và vi khuẩn phát triển, mẹ nên thay nước mỗi ngày, làm sạch và lau khô máy tỏa hơi nước theo hướng dẫn.
Ngoài ra, khi trẻ bị nghẹt mũi, mẹ cũng có thể thử xông hơi cho bé. Xông hơi giúp thông mũi, giảm ho, đặc biệt phù hợp với tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh.
Mẹ nên xông hơi cho trẻ bằng máy xông hơi chuyên dụng hoặc có thể xả nước nóng vào chậu và bế bé bên cạnh sao cho bé ngửi được hơi nước bốc lên. Chú ý cẩn thận để trẻ không bị bỏng mẹ nhé!
Nâng cao đầu của trẻ sơ sinh khi ngủ
Mẹ có thể đặt một cái gối để kê cao đầu cho trẻ sẽ giúp trẻ dễ thở, ngủ hơn và cũng là một cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh. Khi nâng đầu cao hơn một chút có thể giúp chất nhầy chảy ra khỏi các xoang mũi trẻ.
Kê cao đầu giúp trẻ sơ sinh dễ thở và trị nghẹt mũi
Tuy nhiên, nếu bé vẫn còn nằm nôi thì không nên làm điều này. Mẹ nên giữ gối và những thứ khác ra khỏi khu vực ngủ của trẻ để giảm nguy cơ hội chứng đột tử sơ sinh (SIDS). Hầu hết các bác sĩ nhi khoa khuyên bạn nên thực hiện biện pháp này cho đến khi trẻ được 2 tuổi.
Cho trẻ sơ sinh uống nhiều nước
Mẹ nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước hơn, vì nước có khả năng làm giảm nghẹt mũi và làm chất nhầy ở mũi loãng bớt. Tuy nhiên, mẹ đừng nên ép trẻ uống thật nhiều trong cùng một lúc nếu bé không muốn nhé! Trẻ chỉ cần uống từng ngụm nước nhỏ trong suốt cả ngày cũng sẽ giúp ích rất nhiều.
Những điều cần tránh khi trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Một số cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh mẹ cần tránh thực hiện như:
- Hút mũi cho trẻ bằng miệng vì có thể khiến vi khuẩn từ miệng người hút mũi cho trẻ lây lan sang trẻ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
- Tự ý cho trẻ sử dụng nhóm thuốc co mạch, thuốc kháng sinh hay những nhóm thuốc khác.
Nếu đã thực hiện các cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh kể trên nhưng không có sự thuyên giảm, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện, cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung các loại vi khoáng chất và vitamin thiết yếu trong thực đơn của bé mỗi ngày như kẽm, crom, vitamin nhóm B, ... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp mẹ nhé!