Đang tải...

Giải đáp những câu hỏi phổ biến nhất về thực đơn cho mẹ sau sinh (P2) - Bà đẻ ăn được rau quả gì?

Giải đáp những câu hỏi phổ biến nhất về thực đơn cho mẹ sau sinh (P2) - Bà đẻ ăn được rau quả gì?
Rau quả là nguồn cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho mẹ sau sinh. Với sự đa dạng của các loại quả, nhiều mẹ thắc mắc bà đẻ ăn được rau quả gì, cần kiêng quả gì. Bài viết dưới đây giúp mẹ giải đáp thắc mắc về thực đơn của mẹ sau sinh, cùng tham khảo nhé!
  1. Sau sinh ăn nhãn được không?

Nhãn là loại trái cây có vị ngọt thơm, có tính bình và ôn nhiệt, không độc. Do đó, mẹ sau sinh hoàn toàn có thể ăn nhãn. Trong trái nhãn có chứa protein dồi dào, chất sắt hỗ trợ người mất máu, giàu vitamin C giúp tăng đề kháng, vitamin nhóm B giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và nhiều khoáng chất như photpho, đồng, kẽm, magie,... Ăn hay uống nước từ nhãn đều rất tốt cho mẹ sau sinh. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên ăn 3 lần/tuần và mỗi lần chỉ nên ăn 100 – 200g là có thể cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, không nên ăn quá nhiều vì có thể gây nóng cho cơ thể, ảnh hưởng nguồn sữa cho con bú.
  1. Sau sinh uống nước cam được không?

Cam là nguồn bổ sung vitamin C lý tưởng, cũng như tăng cường năng lượng cho cơ thể. Hơn nữa, vitamin C cũng giúp cơ thể hấp thụ tối ưu sắt trong thức ăn. Vậy nên, sau khi sinh được vài tháng, mẹ nên uống nước cam để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Mẹ nên ăn và uống nước cam khi bé từ 6 tháng tuổi

Mẹ nên ăn và uống nước cam khi bé từ 6 tháng tuổi

Tuy nhiên, trong vài tháng đầu mới sinh, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, bé yêu có thể nhạy cảm với các loại thực phẩm chứa nhiều axit như cam. Những axit này có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé khiến bé yêu dễ mắc các chứng đầy hơi hay quấy khóc. Một số bé có thể mắc chứng hăm tã vì da trở nên nhạy cảm và dễ bị kích thích. Vì vậy, mẹ nên đợi đến khi con được ít nhất 6 tháng mới nên uống nước cam song song với việc duy trì sữa mẹ.
  1. Sinh mổ uống nước dừa được không?

Nước dừa rất tốt cho sức khỏe, vậy sau sinh mổ uống nước dừa được không? Câu trả lời là có nhưng đừng uống sớm quá mẹ nhé! Hãy đợi cho cơ thể ổn định hẳn uống nước dừa. Bởi lẽ, dừa có tính hàn, dễ làm lạnh cơ thể, mẹ sinh mổ còn yếu do đó uống nước dừa rất dễ bị đau bụng, tiêu chảy, ảnh hưởng trực tiếp tới vết mổ. Vì thế, mẹ sinh mổ khoảng 2 tháng, khi cơ thể ổn định thì mới nên uống nước dừa. Mẹ không nên uống nhiều, không uống thay nước lọc, một tuần chỉ nên uống khoảng 3-4 trái dừa. Trong nước dừa chất dinh dưỡng như protid, lipid, glucid, vitamin và khoáng chất hỗ trợ làm lành vết thương, ngăn sẹo thâm xấu. Ngoài ra, canxi trong nước dừa giúp giảm đau hiệu quả giúp mẹ bổ sung đủ nguồn nước cho cơ thể, chống mệt mỏi, giảm stress và tinh thần vui vẻ hơn. Đồng thời, nước dừa tươi giàu kali và các loại khoáng chất khác như natri, đường tự nhiên, magie giúp tăng lượng serotonin khiến mẹ cảm thấy được thư giãn và thoải mái.
  1. Bà đẻ có ăn được mít không?

Theo quan niệm dân gian, mít rất nóng do đó, mẹ sau sinh không nên ăn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh mít có tác dụng hỗ trợ, giúp làm tăng tiết sữa, vì vậy, mẹ sau sinh nên ăn loại trái cây này. Mít cũng là một trong số ít những loại trái cây tốt cho bà bầu vì có hàm lượng vitamin nhóm B khá cao, bao gồm vitamin B6, niacin, riboflavin và axit folic. Mít chín giàu khoáng chất như sắt, magie, canxi, phốt pho… Đặc biệt, hàm lượng chất sắt có trong mít sẽ giúp để bổ sung lượng máu đã mất và kích thích dòng máu lưu thông.

Mít là loại trái cây giúp tăng tiết sữa mẹ sau sinh nên ăn với lượng vừa phảiMít là loại trái cây giúp tăng tiết sữa mẹ sau sinh nên ăn với lượng vừa phải

Tuy nhiên, mẹ nên ăn một lượng vừa phải khoảng 60-80g một ngày, và giãn cách 3-4 ngày ăn 1 lần để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tốt nhất mẹ nên ăn mít sau các bữa ăn chính từ 1-2 tiếng, tránh ăn vào buổi tối để không gây đầy bụng, khó tiêu mẹ nhé!
  1. Sau sinh có ăn được chôm chôm không?

Chôm chôm là loại quả nóng, có tính nhiệt, có vị ngọt tự nhiên. Ông bà ta từ xưa đến nay thường quan niệm rằng phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn các đồ có tình hàn và tính nhiệt, nhưng thực chất sau sinh mẹ vẫn có thể ăn chôm chôm với lượng chừng mực, giới hạn. Chôm chôm cung cấp nhiều chất xơ, vitamin C, manga, sắt, protein, chất béo, kali,… tốt cho sức khỏe. Nước, carbohydrate và protein có trong chôm chôm là các chất cần thiết cung cấp năng lượng giúp cơ thể đỡ mệt mỏi, khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, chôm chôm chứa nhiều chất sắt và đồng, có tác dụng kích thích sản sinh ra hồng cầu và bạch cầu giúp tái tạo máu trong cơ thể. Ăn chôm chôm giúp làm giảm sự mệt mỏi, chứng hoa mắt, chóng mặt của những người sau sinh thường gặp phải do thiếu máu. Mẹ chỉ nên ăn chôm chômvới lượng vừa phải, mỗi ngày chỉ nên ăn 5 – 6 quả vì đây là loại quả tính nhiệt ăn nhiều sẽ gây nóng trong người, gây bức bối khó chịu cho mẹ, nóng sữa cho con
  1. Bà đẻ có ăn được mướp đắng không?

Mẹ sau sinh không nên ăn mướp đắngMẹ sau sinh không nên ăn mướp đắng

Mặc dù mướp đắng được sử dụng để giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, điều trị nóng trong người, có lợi cho sức khỏe nhưng bà đẻ nên không nên ăn loại rau quả này. Bởi lẽ mướp đắng có quá ít chất béo, chất xơ có lợi cho chế độ ăn uống cần bổ sung nhiều dinh dưỡng của mẹ sau sinh. Ăn nhiều mướp đắng có thể khiến các mẹ hạ đường huyết. Bên cạnh đó, mướp đắng còn chứa vicine, một loại độc tố ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê với những người nhạy cảm và có thể được truyền từ mẹ sang con qua sữa mẹ gây nguy hiểm cho bé. Ngoài ra, mướp đắng có tính hàn cũng có thể gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa cho mẹ sau sinh.
  1. Bà đẻ ăn đậu bắp được không?

Đậu bắp là một loại rau quả lành tính, dễ hấp thu. Do đó, đối với mẹ sau sinh, hệ tiêu hóa còn yếu nên việc bổ sung loại thực phẩm lành tính và giàu dinh dưỡng này là hữu ích và an toàn. Trong đậu bắp có chứa nhiều chất xơ nên có tính nhuận tràng, chất nhờn sẽ kích thích sự hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm chứng đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, do chứa nhiều vitamin A, B, C… ăn đậu bắp cũng sẽ giúp mẹ giảm rụng tóc, đẹp da và tăng cường thị lực. Đậu bắp cũng có tác dụng trong việc phòng chống các bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp. Bên cạnh đó hàm lượng pectin cao có trong quả đậu bắp cũng giúp phụ nữ sau sinh mau lành vết thương, hỗ trợ tốt cho quá trình hồi phục cơ thể.
  1. Sinh mổ ăn đậu que được không?

Trả lời cho câu hỏi mẹ sau sinh có ăn được đậu que không và sinh mổ có ăn được đậu cove không thì là có mẹ nhé! Trong đậu que có giàu protein, chứa nhiều vitamin K, canxi, chất xơ và các chất chống oxy hóa giúp chống viêm. Vì vậy, đậu que giúp tạo nên bữa ăn lành mạnh, giúp kiểm soát cân nặng, hỗ trợ tiêu hóa rất tốt và tăng cường sức khỏe đường ruột. Một số nghiên cứu cho thấy ăn đậu que còn có tác dụng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch do hàm lượng chất xơ và các hợp chất hoạt tính sinh học nhất định như polyphenol. Nhìn chung, giải đáp cho câu hỏi bà đẻ ăn quả gì, dù ăn bất cứ loại trái cây, rau củ nào, tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có lời khuyên chính xác và phù hợp với tình trạng của mẹ và bé nhé! Với hơn 60 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực mẹ và bé, Mothercare thấu hiểu những nhu cầu dù là nhỏ nhất và mang đến mẹ những sản phẩm thiết yếu trong giai đoạn bé cưng vừa chào đời. Đến với Mothercare, mẹ có thể dễ dàng lựa chọn các sản phẩm thời trang, đồ lót, vật dụng hỗ trợ cao cấp dành riêng mẹ sau sinh. Tham khảo các sản phẩm dành cho mẹ sau sinh tại Mothercare tại đây.   
Bài viết cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
Kiểm tra trạng thái đơn hàng
Kiểm tra trạng thái đơn hàng