Đang tải...

Hướng dẫn mẹ cho con bú đúng cách và những lưu ý phải thuộc nằm lòng

Hướng dẫn mẹ cho con bú đúng cách và những lưu ý phải thuộc nằm lòng
Chào đón bé con ra đời, việc cho con bú tưởng chừng như đơn giản và là bản năng của thiên chức làm mẹ nhưng thực ra không hề dễ dàng. Dưới đây Mothercare mách mẹ cách cho con bú đúng chuẩn nhé!

Vì sao nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là thức ăn hoàn hảo giúp bé phát triển toàn diện bởi trong sữa mẹ chứa đầy đủ chất dinh dưỡng từ đạm, chất béo, khoáng chất và chất đề kháng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của bé và bảo vệ bé khỏi viêm nhiễm trong giai đoạn đầu đời. Do đó, bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu thường sẽ lớn nhanh và ít có nguy cơ thừa cân hoặc suy dinh dưỡng, còi xương và có sức đề kháng tốt hơn. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến khích các mẹ nên cho bé bú trong một giờ đồng hồ sau khi sinh. Khi đó, ngực mẹ sẽ tiết ra sữa non, một chất lỏng hơi vàng chứa nhiều kháng thể giúp trẻ chống nhiễm trùng.

Cách cho bé bú đúng chuẩn, mẹ đã biết?

1. Tư thế khi cho con bú

Mỗi cữ bú của bé có thể kéo dài đến 30 phút, do đó, mẹ hãy mặc quần áo dễ chịu, chọn một chỗ ngồi thoải mái nhất. Tư thế phổ biến và dễ nhất là mẹ bế bé nằm ôm vào lòng, hai tay tạo thành vòng cung vững chắc. Cho con bú ở bầu ngực nào thì mẹ hãy dùng tay cùng phía bầu ngực đó để đỡ bé. Mẹ lưu ý bế con để ba điểm: đầu - lưng - mông bé nằm trên một đường thẳng, bé nằm nghiêng mình mặt của bé quay vào bầu vú và đối diện với núm vú. Ở tư thế này, một sai lầm mà mẹ thường gặp phải là cho bé nằm ở tư thế ngửa và chỉ có đầu nghiêng về phía ngực mẹ, điều này khiến bé không thoải mái và không tốt cho cổ của bé. Để cho con bú thêm dễ dàng, mẹ có thể sắm một chiếc gối hỗ trợ giúp mẹ đỡ bụng, tựa lưng nghỉ ngơi hay hỗ trợ nâng đỡ bé để bé dễ dàng ngậm núm vú và bú với tư thế đúng để tránh trào ngược, trớ sữa. Đồng thời, gối cũng sẽ giúp mẹ không phải dùng sức của cánh tay để nâng đỡ bé, tránh bị đau mỏi tay.

Gối hỗ trợ giúp mẹ cho con bú đúng tư thế, giảm đau mỏi tayGối hỗ trợ giúp mẹ cho con bú đúng tư thế, giảm đau mỏi tay

Mẹ có thể tham khảo các loại gối hỗ trợ mẹ sau sinh và cho bé bú của Mothercare tại đây nhé!

2. Cách cho bé bú nằm

Một số mẹ không đủ sức khỏe để ngồi có thể tham khảo cách cho bé bú nằm. Với tư thế này, mẹ nằm nghiêng song song với con và đặt con sát cạnh bên rồi lấy tay đỡ lấy đầu con và hướng dẫn cho con quay đầu vào vú của mình để bú. Đây là tư thế thư giãn, thoải mái nhất nhưng rất dễ khiến mẹ và bé “rơi” vào giấc ngủ dẫn đến tình trạng bé sặc sữa khi vừa ngủ vừa bú hoặc bị ngạt thở do ti mẹ đè lên mũi rất nguy hiểm. Vì vậy, khi thực hiện tư thế này, phải luôn tỉnh táo quan sát và nhanh chóng rút ti ra khỏi miệng, điều chỉnh lại tư thế ngủ thoải mái cho bé mẹ nhé! Tốt nhất mẹ nên tập ngồi dậy và đi lại sớm sau sinh để khí huyết lưu thông, giúp mau hồi phục sức khỏe và sớm cho bé bú ở tư thế ngồi.

3. Khớp ngậm là gì? Cách cho bé bú đúng khớp ngậm

Khớp ngậm mô tả vị trí miệng của bé trên vú mẹ. Khớp ngậm đúng là một phần quan trọng trong việc cho con bú. Mẹ cho con bú đúng khớp ngậm giúp bé bú sữa mẹ một cách hiệu quả và hút đủ sữa từ vú của mẹ. Nếu khớp ngậm không đúng có thể sẽ gây đau núm vú, từ đó sẽ gây khó khăn cho việc cho con bú sau này.

Mẹ nên quan sát điều chỉnh cho con bú đúng khớp ngậmMẹ nên quan sát điều chỉnh cho con bú đúng khớp ngậm

Để con bú đúng khớp ngậm, mẹ hãy cố gắng giữ bé ở một bên tay và tay còn lại để nâng và giữ vú hỗ trợ bé bú. Đặt ngón tay cái mẹ trên vú, các ngón tay còn lại tựa vào bầu ngực phía dưới và ngón tay trỏ nâng vú. Mẹ chạm vú vào môi trên của con, cằm bé tì vào ngực mẹ, đợi đến khi miệng mở rộng sẽ ngậm sâu một phần lớn bầu vú. Để nhận biết bé đúng khớp ngậm, mẹ có thể quan sát miệng con khi bú, môi dưới hướng ra ngoài núm vú phải hoàn toàn trong miệng (hai hàm của bé cặp vào phần phía trên vú chứ không phải chỉ ở núm vú), lưỡi chụm quanh đầu vú, má chụm tròn, quầng vú còn lại ở phía trên nhiều hơn phía dưới. Khi cho bé bú mẹ hãy chú ý đừng để lưỡi bé cuốn vào trong mà phải nằm trên hàm dưới. Lúc này, đầu ti của mẹ sẽ nằm trên lưỡi của bé, từ đó con có thể bú sữa thoải mái hơn.

4. Bé không chịu bú phải làm sao?

Tình trạng bé không chịu bú đột ngột sau một thời gian bú tốt thường khiến nhiều mẹ lo lắng. Điều này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, dễ dàng ảnh hưởng đến mẹ và con nếu không được cải thiện. Để giải quyết tình trạng này, trước hết mẹ phải tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng một số cách sau đây:
  • Vệ sinh núm vú và bầu ngực bằng khăn sạch, mềm và nhúng nước ấp để bé cảm thấy dễ chịu khi bú mẹ.
  • Tiếp xúc da chạm da sẽ giúp tăng khả năng cho bé bú thành công. Mẹ có thể âu yếm, vuốt ve để con cảm thấy dễ chịu khi bú.
  • Cho bé bú đúng tư thế, cho con cảm giác thoải mái, dễ chịu khi bú.
  • Mẹ nên tránh sử dụng các loại nước hoa, sữa tắm có mùi hương quá nồng sẽ khiến bé lạ lẫm với mùi cơ thể mẹ.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của mẹ để có nguồn sữa dồi dào và mát lành cho bé. Mẹ cũng nên lưu ý tránh ăn các loại thực phẩm làm thay đổi mùi vị sữa hay gây dị ứng cho con.
  • Cho con bú mẹ quá nhiều cũng khiến trẻ không hứng thú với sữa mẹ nữa. Do vậy, hãy cố định thời gian cho bú cho con mẹ nhé!

Chăm sóc mẹ khi cho bé bú

1. Cho bé bú mẹ nên ăn và kiêng ăn gì?

Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và có nguồn sữa dồi dào cho bé, mẹ sau sinh nên ăn uống đa dạng, đầy đủ các nhóm thực phẩm gồm protein, chất béo, tinh bột, chất khoáng, vitamin, nước. Mẹ nên ăn các loại thực phẩm lợi sữa như:
  • Rau có màu xanh lá đậm
  • Các loại đậu
  • Cá hồi
  • Thịt bò và thịt nạc
  • Sữa chua
  • Hoa quả, trái cây tươi
  • Bổ sung nước lọc và các loại nước trái cây, nước canh, súp

Ăn uống dinh dưỡng, khoa học giúp mẹ khỏe mạnh, có nguồn sữa mát lành cho béĂn uống dinh dưỡng, khoa học giúp mẹ khỏe mạnh, có nguồn sữa mát lành cho bé

Bên cạnh các loại thực phẩm có lợi, mẹ cần tránh ăn các loại thực phẩm, nước uống sau:
  • Tránh ăn các món khô, mặn và quá cay
  • Kiêng ăn thực phẩm nhiều gia vị (hành, tỏi, ớt...) vì có thể ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ
  • Không uống rượu và thức uống có cồn, caffeine
  • Tránh xa những món ăn nhiều dầu mỡ

2. Cách ngăn sữa chảy nhiều khi cho con bú

Sữa chảy nhiều khi cho con bú có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé như con dễ bị sặc, không nhận được đủ dưỡng chất có trong sữa mẹ và mẹ dễ bị tắc sữa, gây bất tiện cho sinh hoạt hằng ngày. Để ngăn sữa chảy nhiều khi cho con bú, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp như:
  • Cho con bú sữa ở từng bên một
  • Vắt hoặc hút bớt sữa trước khi cho con bú
  • Cho con bú nhiều cữ hơn
  • Cho con bú đúng tư thế
  • Nhấn nhẹ vào núm vú khi cho con bú
  • Ngưng cho con bú ngay nếu con bị sặc

3. Chọn áo ngực phù hợp cho mẹ khi cho bé bú

Mẹ nên lựa chọn áo ngực tiện lợi cho việc cho con búMẹ nên lựa chọn áo ngực tiện lợi cho việc cho con bú

Sau khi sinh, mẹ bỉm cần mặc áo ngực cho bé bú chuyên dụng để dễ dàng cho con bú hơn và ngăn ngừa tình trạng ngực chảy xệ. Mẹ nên chọn áo ngực từ chất vải cotton, mềm mịn, nhẹ, có khả thấm hút tốt để bé không bị dị ứng, có được dòng sữa mát lành, không nhiễm khuẩn và mẹ luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Áo ngực nên có thiết kế phần cúp ngực dễ dàng tháo để tiện lợi, dễ dàng và nhanh chóng cho bé bú khi cần.

Cách cai sữa cho bé an toàn và khoa học

Sau 6 tháng, mẹ nên cho bé ăn dặm hoặc bú thêm sữa bình để con nhận đủ những dưỡng chất thiết yếu. Từ thời điểm này trở đi, mẹ có thể cai sữa cho bé mà không gây hại gì. Tuy nhiên, mẹ nên thực hiện từ từ, kiên nhẫn để đạt được kết quả, tránh việc bé cảm thấy sốc, lạ lẫm và trở nên biếng ăn. Mẹ có thể bắt đầu bằng việc cai sữa đêm cho bé, sớm nhất là bé từ 4 đến 6 tháng tuổi, khi lượng calo cung cấp vào ban ngày đã đáp ứng đủ, bé không cần thức dậy để bú đêm nữa. Tuy nhiên, nhiều gia đình lùi lại thời gian cai sữa vì lo ngại trẻ có nguy cơ thiếu dinh dưỡng. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, bé chủ yếu thức dậy đòi ăn theo thói quen chứ không phải do đói. Mẹ thực hiện cai sữa đêm cho bé bằng một số phương pháp sau đây:
  • Giảm dần số lần bú, kéo dãn các lần bú để bé quen dần với việc cai sữa đêm và ngủ dài hơn vào ban đêm.
  • Cho bé ăn nhiều lần trong ngày, giàu dinh dưỡng để bé ăn đủ nhu cầu vào ban ngày. Bé ăn đủ chất sẽ tự động giảm số lần bú mẹ không bị đói, tỉnh dậy lúc nửa đêm để đòi bú.
  • Giúp bé tạo thói quen mới trước khi ngủ như đọc truyện, chơi một trò chơi nhẹ nhàng hoặc hát ru cho bé,… Những việc này có thể giúp bé quên đi việc đòi bú và cảm thấy thoải mái trước khi đi ngủ.
  • Dỗ dành bé, tạo cảm giác an toàn là một trong những cách tốt nhất giúp bé tập quen dần với thói quen mới và quên đi việc bú sữa đêm.
Cho con bú là trải nghiệm tuyệt vời đối với bất kỳ mẹ trẻ nào. Hy vọng những hướng dẫn trên đây sẽ giúp mẹ có những kiến thức bổ ích để nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ một cách tốt nhất. Mothercare mang đến những sản phẩm hỗ trợ cho mẹ và cho bé bú cao cấp, tiện dụng và đảm bảo an toàn cho sức khỏe bé yêu. Mẹ có thể dễ dàng lựa chọn tại Mothercare các vật dụng hỗ trợ, đồ thiết yếu cho mẹ bầu và sau sinh.

Các sản phẩm rửa và tiệt trùng bình sữa cho béCác sản phẩm rửa và tiệt trùng bình sữa cho bé

Ngoài ra, Mothercare còn có đa dạng các loại bình sữa, dụng cụ hỗ trợ vắt sữa và chia sữa cao cấp để mẹ dự trữ nguồn sữa mát lành cho con hay những sản phẩm vệ sinh và tiệt trùng bình sữa cũng để chăm sóc bé yêu khỏe mạnh. Mẹ đừng quên tham khảo dụng cụ cho bé bú đang được kinh doanh tại Mothercare để chuẩn bị hành trang tốt nhất cho con nhé!  
Bài viết cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
Kiểm tra trạng thái đơn hàng
Kiểm tra trạng thái đơn hàng